Dịch vụ thành lập Công Ty

19:33 30-12-2023

Dịch vụ thành lập công ty uy tín, nhanh chóng, 3 ngày có giấy phép, khách hàng nhận giấy phép và dấu tròn tận tay. Dịch vụ thành lập công TNHH, thành lập công ty Cổ Phần, thành lập Doanh Nghiệp Tư Nhân. Giảm 50% phí sử dụng dịch vụ kế toán trọn gói, dịch vụ kế toán nội bộ tháng đầu tiên.

dich-vu-thanh-lap-cong-ty-1.png (464 KB)

Mở công ty giúp công việc kinh doanh của quý khách thuận lợi hơn vì :

  • Có tư cách pháp nhân, được đối tác tin tưởng;
  • Được xuất hóa đơn, khiến cho việc buôn bán thuận lợi.
  • Dễ dàng kêu gọi vốn góp.
  • Vay kinh doanh với lãi suất ưu đãi tại các ngân hàng.
  • Phát triển thương hiệu rộng rãi …

Hiện nay, nhà nước đang tạo điều kiện cá nhân kinh doanh thành lập doanh nghiệp, thời gian cấp giấy phép đăng ký kinh doanh nhanh chóng, thủ tục đơn giản.

Dịch vụ thành lập công ty tại Kế Toán Nhanh hỗ trợ khách hàng tiết kiệm thời gian, công sức thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh mở công ty tại 63 tỉnh thành Việt Nam. Sau đây là một số chia sẻ hữu ích quý khách cần phải biết khi tiến hành chuẩn bị hồ sơ mở công ty.

1. Dịch vụ thành lập công ty tư vấn hồ sơ khách hàng cần chuẩn bị

1.1. Tên công ty viết bằng tiếng Việt :

Dịch vụ thành lập công ty hướng dẫn khách hàng chọn tên doanh nghiệp phải bao gồm 02 thành tố theo thứ tự gồm:

  • Loại hình doanh nghiệp : được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần; được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh; được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân.
  • Tên riêng : được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.

1.2. Tên công ty viết bằng tiếng nước ngoài (không bắt buộc phải có)

  • Cụ thể, tên doanh nghiệp tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của doanh nghiệp có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài.
  • Trường hợp doanh nghiệp có tên bằng tiếng nước ngoài, tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp hoặc trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.

Như vậy, chủ doanh nghiệp cần đặc biệt lưu ý những hệ thống ngôn ngữ khác không phải hệ chữ La-tinh sẽ không được chấp nhận để đặt tên cho doanh nghiệp (ví dụ hệ chữ viết mang tính tượng hình tượng thanh như Kana của Nhật, chữ Hán, chữ Ả Rập...sẽ không được chấp nhận). 

1.3. Tên công ty viết tắt (không bắt buộc phải có)

Phải được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên bằng tiếng nước ngoài.

1.4. Địa chỉ trụ sở chính :

Theo Điều 42 Luật Doanh nghiệp 2020, trụ sở chính của doanh nghiệp đặt trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính; có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).

Như vậy, một nơi được xem là trụ sở chính có những đặc điểm:

  • Được ghi nhận trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do cơ quan đăng ký kinh doanh cấp;
  • Trụ sở chính doanh nghiệp phải có địa chỉ cụ thể theo địa giới hành chính;
  • Trụ sở chính không được đặt tại chung cư. Trong đó, nghiêm cấm đặt trụ sở chính của công ty tại nhà chung cư có mục đích để ở (theo khoản 11 Điều 6 Luật Nhà ở 2014; Công văn số 2544/BXD-QLN của Bộ xây dựng về việc quản lý sử dụng nhà chung cư ban hành ngày 19/11/2009 thì doanh nghiệp không được đặt địa chỉ tại chung cư, nhà tập thể );
  • Không bắt buộc phải diễn ra hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

1.5. Vốn điều lệ :

Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần.

  • Hiện nay pháp luật không quy định về nghĩa vụ chứng minh vốn điều lệ khi thành lập doanh nghiệp. Tại các bước đăng ký thành lập, doanh nghiệp cũng không cần chứng minh vốn điều lệ.
  • Theo đó, vốn điều lệ do doanh nghiệp tự đăng ký và chịu trách nhiệm về tính chính xác của nội dung kê khai.
  • Tuy nhiên, nếu ngành nghề đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp có yêu cầu vốn pháp định thì vốn điều lệ không được thấp hơn vốn pháp định, trường hợp yêu cầu vốn ký quỹ thì doanh nghiệp sẽ cần phải chứng minh.

1.6. Ngành nghề kinh doanh

Doanh nghiệp được quyền đăng ký ngành nghề theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg Ban hành Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam có hiệu lực thi hành từ ngày 20/8/2018.

Trừ các ngành nghề cấm như sau :

Theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Luật Doanh nghiệp 2020: “Doanh nghiệp được tự do kinh doanh ngành, nghề mà luật không cấm”.

Các ngành nghề kinh doanh mà pháp luật cấm, bao gồm các hành vi sau đây:

  • Kinh doanh các chất ma túy quy định tại Phụ lục I của Luật đầu tư 2020;
  • Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật quy định tại Phụ lục II của Luật đầu tư 2020;
  • Kinh doanh mẫu vật các loài thực vật, động vật hoang dã có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục III của Luật đầu tư 2020;
  • Kinh doanh mại dâm;
  • Mua, bán người, mô, xác, bộ phận cơ thể người, bào thai người;
  • Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người;
  • Kinh doanh pháo nổ;
  • Kinh doanh dịch vụ đòi nợ.

Đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện cần phải tuân thủ luật định (theo từng ngành cụ thể)

Theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Luật Đầu tư 2020: “Ngành nghề kinh doanh có điều kiện là ngành, nghề mà việc thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đó phải đáp ứng điều kiện cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng”.

1.7. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách người yêu cầu giái quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp phải bảo đảm luôn có ít nhất một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam. Trường hợp doanh nghiệp chỉ có một người đại diện theo pháp luật thì người đó phải cư trú ở Việt Nam và phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật khi xuất cảnh khỏi Việt Nam. Trường hợp này, người đại diện theo pháp luật vẫn phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ đã ủy quyền.

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp có trách nhiệm sau đây:

Thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp; Trung thành với lợi ích của doanh nghiệp; không sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp, không lạm dụng địa vị, chức vụ và sử dụng tài sản của doanh nghiệp để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác; Thông báo kịp thời, đầy đủ, chính xác cho doanh nghiệp về việc người đại diện đó và người có liên quan của họ làm chủ hoặc có cổ phần, phần vốn góp chi phối tại các doanh nghiệp khác.

Theo đó, trường hợp người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp vi phạm nghĩa vụ, trách nhiệm được nêu trên phải chịu trách nhiệm cá nhân đối với những thiệt hại cho doanh nghiệp.

2. Quy trình dịch vụ thành lập công ty cung cấp

Sau khi khách hàng đã phác thảo và cung cấp cho chúng tôi các thông tin cơ bản, dịch vụ thành lập công ty sẽ tiến hành

  • Kiểm tra sơ bộ tên doanh nghiệp đã được sử dụng chưa;
  • Kiểm tra địa chỉ trụ sở chính có cho phép mở công ty;
  • Tính toán tỷ lệ vốn góp cho các thành viên;
  • Chuẩn hóa mã ngành;
  • Hướng dẫn khách hàng chuẩn bị hồ sơ cá nhân, doanh nghiệp để nộp hồ sơ;

Khách hàng không tốn thời gian đi lại, tất cả đã có dịch vụ thành lập công ty hỗ trợ từ việc soạn hồ sơ mở công ty, nộp hồ sơ tại sở kế hoạch đầu tư, theo dõi quá trình xử lý, nhận giấy phép và giao tận tay cho khách hàng.

3. Bảng giá tham khảo dịch vụ thành lập công ty

BẢNG GIÁ THAM KHẢO DỊCH VỤ THÀNH LẬP CÔNG TY

Áp dụng từ ngày 01 tháng 01 năm 2024

bang-gia-thanh-lap-cong-ty.png (215 KB)

Ghi chú :

  • Bảng giá trên áp dụng cho doanh nghiệp 100% vốn Việt Nam;
  • Khách hàng chuẩn bị 01 bản sao y CCCD (cá nhân);

4.Hỗ trợ khách hàng kinh doanh sau dịch vụ thành lập công ty

Ưu đãi 50% cho tháng đầu tiên khi khách hàng sử dụng các dịch vụ sau khi thành lập công ty.

Ngoài ra khách hàng được sử dụng miễn phí dịch vụ Dịch Vụ Tư Vấn Kế Toán khi sử dụng dịch vụ thành lập công ty.