Đặc điểm trong quản lý tài chính kế toán doanh nghiệp bao bì
1. Đặc điểm trong quản lý tài chính kế toán doanh nghiệp bao bì
Với đặc điểm là doanh nghiệp bao bì quản lý nhiều nguyên vật liệu, doanh nghiệp bao bì luôn quan tâm đến vấn đề quản lý hàng tồn kho, nghiệp vụ mua hàng, bán hàng
Mua hàng:
Với nghiệp vụ mua hàng, doanh nghiệp thường mua nguyên liệu trong nước hoặc nhập khẩu.
Sản xuất:
Doanh nghiệp thường sản xuất đại trà hoặc là theo đơn đặt hàng. Các sản phẩm có thể kể đến như:
* Bao bì túi nilon:
Bước 1: Chuẩn bị và kiểm tra nguyên liệu:
Xuất nguyên vật liệu vào xưởng sản xuất.
Bước 2: Thổi màng nilon : Đưa hạt nhựa vào máy đùn-thổi nấu nóng chảy, sau đó nhựa sẽ ép đùn trong một khung dạng ống để thổi và tạo thành hình dạng bong bóng, để nguội, qua trục con lăn để thành cuộn màng
Bước 3: In ấn: Thực hiện tại bộ phận in ấn của công ty hoặc mang đi gia công.
Bước 4: Hoàn thiện sản phẩm: Cắt, đánh dấu gấp nếp, dập quai, gắn quai.
* Bao bì giấy:
Bước 1: Xuất nguyên vật liệu vào xưởng sản xuất.
Bước 2: Chọn quy cách, thông số của sản phẩm.
Bước 3: Cắt giấy: Cắt theo quy cách mà khách hàng yêu cầu.
Bước 4: In thùng giấy: Thực hiện tại bộ phận in ấn của công ty hoặc mang đi gia công
Bước 5: Hoàn thiện sản phẩm: Đóng ghim, dán keo và hoàn thiện sản phẩm.
Bán hàng:
- Bán hàng thông qua nhân viên kinh doanh;
- Có chính sách giá cho từng đối tượng khách hàng, nhóm khách hàng (theo địa lý và tính chất ngành nghề);
- Quản lý hợp đồng;
2. Những sai lầm thường gặp trong quản lý tài chính kế toán bao bì
Với đặc thù trong quản lý doanh nghiệp bao bì, với việc quản lý nhiều nguyên vật liệu kế toán doanh nghiệp bao bì dễ để xảy ra những sai sót không đáng có. Dưới đây là tổng hợp những sai sót mà kế toán doanh nghiệp bao bì thường gặp.
Thứ nhất, không quản lý được hàng hóa theo nhiều đơn vị tính
Chủ doanh nghiệp thường không quản lý được hàng hóa theo nhiều đơn vị tính dẫn đến mất nhiều thời gian và dễ sai sót trong khâu theo dõi, kiểm kê.
Trên thực tế hàng hóa của doanh nghiệp bao bì có đặc điểm sau:
- Thành phẩm có nhiều quy cách (kích thước, màu sắc, chất liệu…)
- Sản phẩm đa dạng, thường sản xuất theo yêu cầu của khách hàng.
- Sản phẩm được chia thành nhiều loại:
- Bao gì giấy: nhóm dạng hộp, dạng thùng carton, dạng giấy cao cấp, giấy kraft 3-5 lớp, kraft ghép nhựa
- Bao bì túi nilon: T-shirt, túi phẳng gắn quai, túi quai die-cut, túi roll, túi zipper,…
Việc quản lý số lượng nhiều lại theo nhiều đơn vị tính khiến kế toán dễ gặp phải những sai sót trong quá trình thực hiện.
Thứ hai, khó khăn trong quản lý tồn kho hàng hóa theo mã quy cách
Chủ doanh nghiệp thường gặp khó khăn trong quản lý tồn kho hàng hóa theo mã quy cách (màu sắc, size, chất liệu,….) dẫn đến mất nhiều thời gian và dễ sai sót trong khâu theo dõi, kiểm kê.
Quản lý hàng hóa mang nhiều đặc điểm, khiến kế toán dễ gặp sai sót trong khâu kiểm kê và quản lý hàng hóa. Nguyên liệu chính:
- Bao bì túi nilon: hạt nhựa PE, PVC, PP, PET, PC,… Chất phụ liệu: chất chống bám dính, chất PEI, D2W, UVI
- Bao bì giấy: giấy cuộn, giấy tấm,…
Thứ ba, không đối chiếu được chênh lệch nguyên vật liệu thực tế xuất dùng so với định mức ban đầu
Chủ doanh nghiệp bao bì không đối chiếu được chênh lệch nguyên vật liệu thực tế xuất dùng so với định mức ban đầu dẫn đến tăng giá thành và giảm tính cạnh tranh trên thị trường. Đây là bài toán đau đáu với kế toán khi không quản lý được nguyên vật liệu thực tế xuất khiến giá bán luôn cao hơn so với thực tế.
Thứ ba, khó khăn trong việc phân bổ chi phí
Chủ doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc phân bổ chi phí chung trong quá trình sản xuất cho nhiều đơn đặt hàng dẫn đến mất nhiều thời gian, thậm chí không chính xác giá thành thành phẩm.
3. Đặc thù kế toán giá thành sản xuất bao bì
Gồm nhiều công đoạn sản xuất
Thành phẩm của công đoạn này là nguyên liệu của công đoạn sau
Tính giá thành sản phẩm công đoạn cuối
Sản phẩm gồm bao bì, giấy
Hạch toán với hệ thống tài khoản theo Quyết định 48
4. Tập hợp và phân bổ chi phí giá thành sản xuất
4.1. Chi phí nguyên vật liệu chính
Hai bộ phân sản xuất giấy và bao bì đều tập hợp giống nhau:
Có định mức NVL ( đơn vị tính là lượng)
Tập hợp theo bộ phận, công đoạn
Xuất kho nguyên vật liệu cho sản xuất: Xuất trực tiếp cho bộ phận hoặc công đoạn (Khi xuất theo định mức, kế toán xác định được chi phí NVL cho sản phẩm theo định mức NVL)
Định khoản:
Nợ TK 154
Có TK152, 151, 111, 112, 131 (theo từng bộ phận, công đoạn)
4.2. Chi phí nhân công trực tiếp
Hai bộ phận sản xuất giấy và bao bì đều tập hợp giống nhau
Tập hợp theo bộ phận, công đoạn
Chi phí lương công nhân: Chi phí trực tiếp chi phí lương của từng bộ phận, hoặc phân bổ theo nguyên liệu chính (kế toán xác định được chi phí nhân công trực tiếp cho từng công đoạn)
Định khoản:
Nợ TK 154
Có TK 344 (theo từng bộ phận)
Công thức:
Chi phí nhân công trực tiếp phân bổ cho sản phẩm = (Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của sản phẩm / tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của sản phẩm ) x chi phí nhân công trực tiếp phát sinh trong kỳ
4.3. Chi phí sản xuất chung
Tập hợp cho từng bộ phận, công đoạn
Chi phí sản xuất chung tập hợp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của từng phân xưởng là:
Chi phí khấu hao máy móc, thiết bị sản xuất, công cụ dụng cụ sản xuất, nhà xưởng…
Định khoản
Nợ TK 154
Có TK 111,112, 242, 214…
Phân bổ theo tỷ lệ yếu tố chi phí NVL ( kế toán xác định được chi phí chung cho từng công đoạn hay bộ phận)
Chi phí sản xuất chung phân bổ cho sản phẩm = (Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của sản phẩm / tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của sản phẩm ) x chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ
Lưu ý :
Không tập hợp vào chi phí chung những chi phí quản lý công ty
Nếu có chi phí ở khoản mục này mà tính toán trực tiếp cho từng công đoạn, bộ phận, thì hạch toán trực tiếp không cần phân bổ
Thành phẩm ở công đoạn 1 khi tham gia vào sản xuất ở công đoạn 2 thì đóng vai trò là nguyên liệu của giai đoạn 2
Giá thành của công đoạn 1 thành chi phí nguyên liệu của công đoạn 2
Trường hợp công đoạn 2 có thêm chi phí nguyên liệu, thì được tập hợp cùng với giá thành của công đoạn 1 để thành tổng chi phí NVL trực tiếp của sản phẩm công đoạn 2
5. Dở dang đầu kỳ và dở dang cuối kỳ
Cuối kỳ, kế toán xác định được sản lượng sản phẩm dở dang từng công đoạn, đơn hàng (theo từng bộ phận sản xuất, công đoạn sản xuất), tỷ lệ % hoàn thành tương đương
Công thức:
Sản lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ quy đổi = Sản lượng sản phẩm dở dang từng đơn hàng x Tỷ lệ % hoàn thành
Sản phẩm dở dang cuối kỳ sẽ không có tiền lương và chi phí sản xuất chung. Tiền lương và chi phí sản xuất chung được phân bổ toàn bộ cho sản phẩm hoàn thành
6. Giá thành sản phẩm
Giá thành SP = Giá trị dở dang đầu kỳ + Chi phí sản xuất trong ký – Giá trị dở dang cuối kỳ
Giá thànhđơn vị = Giá thành SP/ SL thành phẩm hoàn thành trong kỳ
Đối chiếu: Tổng chi phí sản xuất = Tổng giá thành ( theo bộ phận và theo tổng chi phí sản xuất chung)
Nguồn : Tổng hợp
-
Công văn 5357/TCT-CS năm 2015 về chế độ kế toán và chính sách thuế do Tổng cục Thuế ban hành
-
Xử phạt vi phạm hành chính về thuế đối với người nộp thuế từ 05/12/2020
-
Văn bản doanh nghiệp áp dụng khai thuế năm 2024
-
Hướng dẫn định khoản kế toán công ty sản xuất hạt nhựa tái sinh
-
Nguyên tắc kế toán, kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 337 thanh toán theo tiến độ hợp đồng xây dựng
-
Mẫu hợp đồng thuê nhà ở