Xây dựng định mức trong công ty sản xuất bê tông tươi
Đối với từng loại bê tông khác nhau sẽ có tỷ lệ trộn bê tông khác nhau cần phải tuân thủ theo. Mỗi mức tỷ lệ sẽ tương ứng với một mác bê tông khác nhau phù hợp với yêu cầu của các công trình xây dựng. Dưới đây là những mức tỷ lệ bê tông phổ biến nhất mà bạn có thể áp dụng ngay.
1. Bê tông tươi là gì?
Bê tông tươi còn được gọi là bê tông thương phẩm, một trong những nguyên vật liệu xây dựng được tạo ra bởi hỗn hợp cát, đá, xi măng, nước và phụ gia trộn theo tỉ lệ tiêu chuẩn của sản phẩm bê tông về đặc tính và cường độ theo tiêu chuẩn bộ xây dựng.
Bê tông tươi được sản xuất trên dây chuyền hiện đại bằng hệ thống máy móc tân tiến, kiểm soát và điều khiển bởi hệ thống máy móc và người vận hành. Đảm bảo chất lượng bê tông đạt chuẩn rút ngắn thời gian thực hiệu và tăng công suất khối lượng bê tông thương phẩm.
2. Quy trình sản xuất bê tông tươi
Quy trình sản xuất bê tông tươi được bắt đầu bằng các nguyên liệu thô là đá, xi măng, nước, cát cùng các loại phụ gia, sau khi xử lý các nguyên liệu đó xong thì sẽ cho vào trộn cùng với nhau. Có hai phương pháp trộn bê tông là phương pháp trộn thủ công là trộn bằng tay và trộn bằng máy.
2.1. Trộn thủ công bằng tay
Đối với phương pháp này, thường thì các kỹ sư sẽ trộn theo tỉ lệ 1 xi măng, 6 hoặc 8 đá, 3 cát, loại xi măng thường dùng để trộn là xi măng PCB30. Khi đã đủ nguyên liệu thì sẽ tiến hành trộn nguyên liệu vào với nhau. Khi bắt đầu trộn thì trộn khô nước để các vật liệu bên trong bao gồm cát, xi măng, đá được trộn đều với nhau.
Sau đó, cho thêm nước dần dần vào rồi cứ tiếp tục trộn như vậy cho đến khi đủ khối lượng bê tông sử dụng cho công trình. Với phương pháp này thì việc trộn bê tông diễn ra khá lâu, lượng bê tông bị rơi vãi trong quá trình trộn sẽ rơi ra nhiều, gây lãng phí, đồng thời cách làm cũng tốn nhiều nhân công để thực hiện vận chuyển nguyên vật liệu và trộn.
2.2. Trộn bê tông bằng máy
Với phương pháp trộn bê tông bằng máy thì mọi việc diễn ra đơn giản hơn rất nhiều, chỉ cần đổ các nguyên liệu vào máy và khởi động máy để chúng tiến hành trộn các cốt liệu, tạo thành bê tông. Với mỗi một loại bê tông thì sẽ có cách trộn các nguyên vật liệu khác nhau để tạo nên thành phẩm có cường độ, độ sụt khác nhau nhằm đáp ứng được nhu cầu của công trình.
Quy trình trộn bê tông tươi được thực hiện qua 3 bước cụ thể như sau:
Bước 1: Trước khi trộn sẽ tập trung cốt liệu và đưa vào máng chứa cốt liệu, lượng cốt liệu này đã được đong đo, cân đối đảm bảo đúng cấp phối cho từng mác bê tông.
Bước 2: Sau khi đã cân cốt liệu hệ thống băng chuyền sẽ đưa cốt liệu vào thùng trộn bê tông, đồng thời những silo chứa nước và chất phụ gia cũng sẽ được cho vào thùng trộn và tiến hành quy trình trộn. Mỗi thùng trộn sẽ mất khoảng thời gian từ 60-80 giây.
Bước 3: Bê tông tươi sau khi được trộn sẽ được xả và thùng xe chuyên chở di chuyển đến công trình theo yêu cầu của khách hàng. Sau khi đã thực hiện xả hết bê tông trong thung trộn sẽ được đóng lại và thực hiện lần trộn tiếp theo. Công việc sẽ được thực hiện liên tục lặp đi lặp lại đến khi đủ số lượng bàn giao khách hàng.
Hình ảnh : Internet
3. Tỷ lệ trộn bê tông như thế nào là chuẩn nhất
Tỷ lệ trộn bê tông là tỷ lệ của các loại vật liệu cát, đá, xi măng, nước theo yêu cầu về cấp phối được xác định ban đầu. Tỷ lệ này cần có được độ chính xác cao nhất để có thể đảm bảo được khả năng chịu lực tốt nhất cho kết cấu phần thô của công trình.
Đối với từng loại bê tông khác nhau sẽ có tỷ lệ trộn bê tông khác nhau cần phải tuân thủ theo. Mỗi mức tỷ lệ sẽ tương ứng với một mác bê tông khác nhau phù hợp với yêu cầu của các công trình xây dựng. Dưới đây là những mức tỷ lệ bê tông phổ biến nhất mà bạn có thể áp dụng ngay.
Bê tông mác 100: 1 bao xi măng (50kg) + 3 thùng cát + 5.5 thùng đá + 18 lít nước.
Bê tông mác 150: 1 bao xi măng (50kg) + 3.5 thùng cát + 6.5 thùng đá + 20 lít nước.
Bê tông mác 200: 1 bao xi măng (50kg) + 4 thùng cát + 7 thùng đá + 22 lít nước.
Bê tông mác 250: 1 bao xi măng (50kg) + 3.5 thùng cát + 6 thùng đá + 20 lít nước.
Bê tông mác 300: 1 bao xi măng (50kg) + 3 thùng cát + 5 thùng đá + 18 lít nước.
4. Xây dựng định mức trong công ty sản xuất bê tông tươi
- Phải hiểu rõ quy trình sản xuất từ nguyên liệu ra đến thành phẩm.
- Khi đã hiểu cánh tính giá thành rồi thì khi thành phẩm nhập kho hạch toán tài khoản (TK) 155. Khi nào xuất bán bạn hạch toán thành phẩm vào giá vốn (TK 632). Riêng sản phẩm bê tông tươi, do tính chất đặc thù là sản xuất tới đâu phải tiêu thụ ngay, nên không hạch toán qua kho mà chuyển từ TK 154 vô giá vốn luôn khi cung cấp cho khách hàng.
- Tính giá thành:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: theo định mức kỹ thuật.
- Các chi phí còn lại phân bổ theo sản lượng sản xuất.
- Chi phí lương lưu ý vì bên sản xuất bê tông có Chấm tăng ca vì sản xuất bê tông hầu như là buổi tối. Có 2 hình thức tăng ca, tăng ca theo Cọc ngôn ngữ của dân Bê tông, cứ 1 cọc là 60.000 và tăng ca theo giờ.
5. Nhiệm vụ của kế toán trong công ty sản xuất bê tông tươi
- Xây dựng định mức nguyên vật liệu và các vấn đề liên quan đến định mức nguyên vật liệu (NVL).
- Xây dựng định mức cấp phối mác bê tông đầy đủ theo chuẩn mực quy định cho từng loại mác bê tông tươi).
- Lập lệnh sản xuất.
- Lập các loại phiếu nhập kho và xuất kho theo lệnh đã lập.
- Hiểu rõ quy trình sản xuất từ nguyên liệu ra đến thành phẩm.
- Lập kỳ tính giá thành. Phương pháp tính giá thành.
- Phân bổ chi phí vào giá thành – kiểm soát chi phí, tính tỷ lệ nguyên vật liệu, nhân công, chi phí chung.
- Hạch toán hóa đơn mua và ghi tăng công cụ dụng cụ (CCDC), tài sản cố định (TSCĐ) dùng cho bộ phận sản xuất.
- Lập hồ sơ, hạch toán bán và thanh lý TSCĐ hoặc điều chuyển TSCĐ sang CCDC vì các lý do khác nhau.
- Hạch toán hóa đơn mua NVL về xuất thẳng vào sản xuất thanh toán ngay hoặc chưa thanh toán.
- Hạch toán các hóa đơn mua chi phí chung liên quan đến bộ phận sản xuất.
- Nhập kho nguyên vât liệu, đối chiếu công nợ với nhà cung cấp.
- Hạch toán hóa đơn mua nguyên vật liệu nhập kho thanh toán ngay bằng tiền mặt hoặc chưa thanh toán.
- Hạch toán hóa đơn bán các thành phẩm bao gồm: bán buôn, bán lẻ thu tiền ngay và chưa thu tiền.
- Theo dõi tình hình vật tư, hàng hóa theo định mức và những quy định đã ban hàng nhằm tránh việc bất hợp lý, lãng phí trong quá trình sử dụng.
- Tổ chức công tác sắp đặt kho, bảo quản, phân loại nguyên vật liệu hàng hóa theo tiêu chí:dễ tìm, dễ thấy, dễ lấy.
- Kiểm soát công tác nhập, xuất nguyên vật liệu hàng hóa.
- Tuân thủ vệ sinh, an toàn, phòng chống cháy nổ, phòng chống mưa bão, thiên tai trong kho.
- Lập hồ sơ lương đầy đủ: bảng chấm công, bảng lương, lập hợp đồng, và các quy chế theo lương.
- Hạch toán lương và trích bảo hiểm xã hội.
Tác giả : Lê Thị Thu Phương ([email protected])
-
Công văn 5357/TCT-CS năm 2015 về chế độ kế toán và chính sách thuế do Tổng cục Thuế ban hành
-
Xử phạt vi phạm hành chính về thuế đối với người nộp thuế từ 05/12/2020
-
Văn bản doanh nghiệp áp dụng khai thuế năm 2024
-
Hướng dẫn định khoản kế toán công ty sản xuất hạt nhựa tái sinh
-
Nguyên tắc kế toán, kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 337 thanh toán theo tiến độ hợp đồng xây dựng
-
Mẫu hợp đồng thuê nhà ở