Kế toán giá thành công ty may mặc
– Kế toán giá thành công ty may mặc cần chú ý những điểm nào?
– Yếu tố cấu thành sản phẩn là gì?
Để sản xuất ra một sản phẩm ( áo, quần, váy ) thì Doanh nghiệp phải mua vật liệu như vải, chỉ… để may quần áo và căn cứ định mức NVL để lấy Hóa đơn đầu vào của bạn là vải vóc, chỉ may, nguyên phụ liệu, cúc, nút, nhãn mác… để cấu thành sản phẩm
*Đặc thù chính về sản xuất của đơn vị nhận may gia công:
1. Đơn vị thuê gia công đặt gia công theo từng đơn đặt hàng .
2. Nguyên vật liệu chính (thường là vải vóc) được đơn vị thuê gia công cung cấp cho đơn vị nhận gia công. Chính vì vậy đơn vị nhận gia công không phải theo dõi giá vốn của NVL chính .
3. Đơn vị nhận gia công bỏ ra các chi phí nhân công, chi phí sản xuất chung (phụ liệu, máy móc, điện nước…) để thực hiện công việc gia công nên giá thành gia công chỉ bao gồm 2 loại yếu tố chi phí này .
4. Khi nhận gia công thì thường có đơn giá gia công của từng mặt hàng theo đơn hàng gia công hoặc đưa ra dự kiến đơn giá lương gia công của công nhân theo từng sản phẩm .
5. Hàng sau khi đã gia công xong đươc xuất trở lại cho đơn vị thuê gia công. Đơn vị thuê gia công sẽ kiểm tra hàng và thực hiện nhận hàng hoặc xuất trả lại.
*Đặc thù về quy trình sản xuất gia công may mặc và giá thành
1. Khi gia công thì thường chia làm nhiều công đoạn, khi thực hiện xong công đoạn này sẽ thực hiện điều chuyển tiếp sang công đoạn sau .
2. Mỗi công đoạn tương ứng với 1 phân xưởng, tổ hoặc khu vực sản xuất. Vì vậy dễ dàng xác định các chi phí trực tiếp cho từng công đoạn
3. Khi tính giá thành thì chỉ tính sản phẩm cuối cùng .
4. Khi có dở dang thì thường là dở dang trên dây truyền sản xuất.
*Quy trình tính giá thành:
+Đơn hàng gia công, NVL nhận gia công, thành phẩm gia công:
1. Phòng kế toán tiếp nhận đơn hàng gia công từ phòng ban khác (phòng kinh doanh, ban giám đốc…) và cập nhât thông tin đơn hàng (khách hàng, các mặt hàng đặt, số lượng, đơn giá, ngày giao hàng dự kiến, các NVL tiếp nhận, số lượng, ngày giao NVL).
2. Phòng kỹ thuật định giá tiền lương theo từng sản phẩm hoặc chi tiết sản phẩm theo công đoạn (nếu tính lương theo sản phẩm). Phòng kế toán tiếp nhận tổng đơn giá tiền lương theo từng sản phẩm.
3. Lập phiếu nhập kho NVL khi nhận được NVL từ đơn vị thuê gia công theo đơn hàng. Chỉ có số lượng, không có giá vốn.
4. Lập phiếu xuất kho NVL cho gia công. Chỉ có số lượng, không có giá vốn.
5. Kế toán lên báo cáo theo dõi giữa NVL nhận được thực tế so với NVL ghi trên đơn hàng và chênh lệch.
6. Kế toán lên báo cáo theo dõi NVL thực tế nhận và NVL thực tế xuất, chênh lệch.
7. Kế toán lập phiếu nhập kho thành phẩm gia công và lên báo cáo thành phẩm gia công thực tế sản xuất so với số lượng trên đơn hàng và so sánh.
8. Kế toán lập phiếu xuất kho thành phẩm cho đơn vị thuê gia công chi tiết theo đơn đăt hàng.
*Tập hợp chi phí lương và chi phí sản xuất chung:
1.Chi phí lương: Hạch toán và tập hợp chi phí lương cho sản xuất vào cuối kỳ. Có thể chi tiết cho từng đơn hàng, công đoạn hoặc tập hợp chung.
2.Chi phí khấu hao TSCĐ, CCDC, chi phí trả trước:Trích khấu hao theo tháng và phân bổ giá trị khấu hao cho sản xuất.
3.Chi phí điện, nước, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí NVL phụ và chi phí bằng tiền khác: Hạch toán vào chi phí sản xuất.
Lưu ý:
– Một số trường hợp xưởng may gia công được chia làm nhiều phân xưởng hoặc khu vực may, các TSCĐ, CCDC và nhân công mỗi phân xưởng may là độc lập thì kế toán có thể tập hợp chi phí lương, TSCĐ, CCDC trực tiếp cho phân xưởng đó.
– Đối với các TSCĐ, CCDC, chi phí sản xuất chung khác là chi phí sản xuất nhưng không xác định cho phân xưởng nào thì kế toán tập hợp chung. Đối với các TSCĐ, CCDC, chi phí chung là chi phí doanh nghiệp (cho cả sản xuất và văn phòng) thì kế toán phải bóc tách ra tương ứng.
*Xác định và cập nhật dở dang: Xác định số lượng, giá trị dở dang chi tiết theo kiểm kê, ước tính.
Bút toán phân bổ chi phí lương, chi phí sản xuất chung và tính giá thành:
– Phân bổ chi phí lương, chi phí sản xuất chung: Thông thường kế toán nên chọn 1 tiêu thức phân bổ dùng chung cho 2 loại yếu tố chi phí này. Nếu đưa ra được đơn giá tiền lương thì có thể phân bổ theo tỷ lệ đơn giá tiền lương. Ngoài ra có thể phân bổ theo đơn giá gia công cho từng sản phẩm.
– Kế toán tính giá thành sản phẩm:
1. Giá thành sản phẩm i = Chi phí Nguyên phụ liệu i + Chi phí lương i + chi phí sản xuất chung i
2. Giá thành đơn hàng = Tổng giá thành các sản phẩm trong đơn hàng
*Một số các báo cáo phụ vụ nhu cầu quản lý
+Báo cáo sản xuất:
1. Báo cáo nhu cầu NVL: NVL kế hoạch, NVL thực nhận và so sánh.
2. Báo cáo sử dụng NVL: NVL thực nhận, NVL xuất sản xuất và so sánh.
3. Báo cáo tồn kho nhóm chỉ tiêu theo đơn hàng.
+Báo cáo chi phí sản xuất:
1.Báo cáo tính và phân bổ khấu hao TSCĐ, phân bổ CCDC, phân bổ chi phí trả trước ngắn hạn, chi phí trả trước dài hạn.
2.Báo cáo chi tiết, tổng hơp chi phí lương, chi phí chung, khoản mục phí.
+Báo cáo giá thành:
Giá thành theo sản phẩm, theo đơn hàng.
– Bảng tính giá thành: thể hiện chi phí cấu thành sản phẩm theo từng Yếu tố chi phí, giá thành đơn vị, tổng chi phí, dở dang.
+Báo cáo đơn hàng:
– Báo cáo thực hiện đơn hàng: Số lượng gia công theo đơn hàng, số lượng thực tế giao hàng và so sánh.
– Báo cáo doanh số, lãi lỗ theo đơn đặt hàng.
*Nghiệp vụ hạch toán chủ yếu
– Mua vật liệu phụ đầu vào: Nợ TK 152,1331/ Có TK 111,112,331
– Xuất dùng : Nợ TK 621/ Có TK 152
– Nếu mua về dùng luôn không nhập kho: Nợ TK 621,1331/ Có TK 111,112,331
– Chi phi nhân công may: Nợ TK 622/ Có TK 334, Nợ TK 334/ Có TK 1111
– Chi phí sản xuất chung: máy may, máy ủi …..các công cụ dụng cụ máy móc khác
– Phân bổ: Nợ TK 627/ Có TK242.214
– Nếu là chi phí sản xuất chung khác: Nợ TK 627,1331/ Có TK 111,112,331
+Cuối tháng theo dõi dở dang 154:
Nợ TK 154 / Có TK 621,622,627
– Nếu Có TK gia công thêm:
Nợ TK 154,1331/ Có TK 111,112,331
– Sản phẩm hoàn thành nhập kho: Nợ TK 155/ Có TK 154
+Xuất bán ra: hóa đơn + phiếu xuất hàng
Nợ TK 131,112,111/ Có TK 511, 33311
– Giá vốn: Nợ TK 632/ Có TK 155
– Nếu sản phẩm làm xong giao ngay không nhập kho: Nợ TK 632/ Có TK 154 dùng cho tính giá thành theo đơn hàng
Nguồn : Chu Đình Xinh