Bảo quản, lưu trữ hóa đơn, chứng từ
Hóa đơn, chứng từ được bảo quản, lưu trữ đảm bảo tính an toàn, bảo mật, toàn vẹn, đầy đủ, không bị thay đổi, sai lệch trong suốt thời gian lưu trữ; lưu trữ đúng và đủ thời hạn theo quy định của pháp luật kế toán
Căn cứ pháp lý : Văn bản hợp nhất 25/VBHN-BTC năm 2022 hợp nhất Nghị định quy định về hóa đơn, chứng từ do Bộ Tài chính ban hành
1. Hóa đơn, chứng từ được bảo quản, lưu trữ đảm bảo:
a) Tính an toàn, bảo mật, toàn vẹn, đầy đủ, không bị thay đổi, sai lệch trong suốt thời gian lưu trữ;
b) Lưu trữ đúng và đủ thời hạn theo quy định của pháp luật kế toán.
2. Hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử được bảo quản, lưu trữ bằng phương tiện điện tử.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân được quyền lựa chọn và áp dụng hình thức bảo quản, lưu trữ hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử phù hợp với đặc thù hoạt động và khả năng ứng dụng công nghệ. Hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử phải sẵn sàng in được ra giấy hoặc tra cứu được khi có yêu cầu.
3. Hóa đơn do cơ quan thuế đặt in, chứng từ đặt in, tự in phải bảo quản, lưu trữ đúng với yêu cầu sau:
a) Hóa đơn, chứng từ chưa lập được lưu trữ, bảo quản trong kho theo chế độ lưu trữ bảo quản chứng từ có giá.
b) Hóa đơn, chứng từ đã lập trong các đơn vị kế toán được lưu trữ theo quy định lưu trữ, bảo quản chứng từ kế toán.
c) Hóa đơn, chứng từ đã lập trong các tổ chức, hộ, cá nhân không phải là đơn vị kế toán được lưu trữ và bảo quản như tài sản riêng của tổ chức, hộ, cá nhân đó.
-
Kế toán hộ kinh doanh hoa tươi
-
Kế toán hộ kinh doanh hải sản
-
Kế toán hộ kinh doanh gia công hàng may mặc
-
Thông tư 43/2025/TT-BTC về Biểu mẫu sử dụng trong lĩnh vực quản lý nhà nước đối với hộ kinh doanh, tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
-
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật doanh nghiệp 2025
-
Thông báo số 418/TB-CT Về việc tạm dừng các hệ thống thuế điện tử